Xét nghiệm máu tổng quát là một trong những phương pháp cận lâm sàng phổ biến và quan trọng nhất trong tầm soát, chẩn đoán và theo dõi điều trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, phần lớn người bệnh thường cảm thấy khó hiểu khi cầm trên tay tờ kết quả với hàng loạt chỉ số viết tắt và các con số không rõ ràng. Vậy đâu là những chỉ số cần quan tâm? Mỗi chỉ số phản ánh điều gì về tình trạng sức khỏe của bạn?
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ ý nghĩa từng chỉ số quan trọng trong xét nghiệm máu như: glucose, men gan, mỡ máu, chức năng thận, tế bào máu… Cùng với đó là hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm máu một cách chi tiết, dễ hiểu và có cơ sở khoa học, giúp bạn chủ động theo dõi sức khỏe và phát hiện sớm các vấn đề bất thường.
Xét nghiệm máu là một phương pháp cận lâm sàng sử dụng mẫu máu được lấy vào các ống chứa chất chống đông khác nhau, tùy thuộc vào mục đích kiểm tra. Thông qua xét nghiệm này, các bác sĩ có thể đo lường nồng độ các chất hóa sinh trong máu hoặc xác định số lượng các loại tế bào máu. Xét nghiệm máu thường được chỉ định trong kiểm tra sức khỏe định kỳ, hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý, phát hiện các tác nhân gây bệnh, đánh giá miễn dịch (kháng thể) hoặc sàng lọc ung thư sớm thông qua các dấu ấn sinh học (tumor marker). Ngoài ra, đây còn là công cụ quan trọng để theo dõi hiệu quả điều trị và diễn tiến bệnh lý theo thời gian.
Xét nghiệm máu là một phương pháp cận lâm sàng giúp đo lường nồng độ các chất hóa sinh trong máu hoặc xác định số lượng các loại tế bào máu.
>>> Xem thêm bài viết liên quan tại đây : Lợi ích của xét nghiệm định kỳ: Điều bạn cần biết để bảo vệ sức khỏe
Chỉ số HGlu phản ánh nồng độ đường trong máu – một chỉ số quan trọng để tầm soát tiểu đường và rối loạn chuyển hóa glucose. Giá trị bình thường dao động từ 4.1–5.9 mmol/L. Nếu vượt mức này, có thể cảnh báo tiền đái tháo đường hoặc tiểu đường type 2; ngược lại, chỉ số thấp có thể liên quan đến hạ đường huyết, thường gặp ở người nhịn đói, dùng insulin quá liều hoặc rối loạn nội tiết.
Xét nghiệm phản ánh nồng độ đường trong máu – một chỉ số then chốt để tầm soát tiểu đường và rối loạn chuyển hóa glucose
Hai enzym này phản ánh tình trạng tế bào gan.
Nếu cả hai chỉ số này tăng cao, có thể gợi ý viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan hoặc tổn thương gan do thuốc/rượu. Chỉ số thấp hiếm gặp, đôi khi xuất hiện trong tiểu đường hoặc suy dinh dưỡng nặng. Cần lưu ý kiểm soát chế độ ăn uống để giảm áp lực lên gan.
Bao gồm:
Chỉ số mỡ máu đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sức khỏe toàn diện, nếu chỉ số mỡ máu tăng cao có thể khiến bạn phải đối mặt với nhiều bệnh nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp
HDL giúp bảo vệ mạch máu khỏi xơ vữa, trong khi LDL và triglyceride cao lại làm tăng nguy cơ tim mạch, đột quỵ. Cần đặc biệt lưu ý nếu người bệnh có tiền sử huyết áp cao, béo phì hay hút thuốc.
Chỉ số tăng cao cảnh báo thận yếu, tắc nghẽn niệu đạo, sốt cao hoặc nhiễm trùng
Ure là sản phẩm phụ từ quá trình chuyển hóa đạm. Chỉ số Ure tăng cao là cảnh báo cho vấn đề thận yếu, tắc nghẽn niệu đạo, sốt cao hoặc nhiễm trùng. Ngược lại, nếu chỉ số giảm có thể liên quan đến suy gan, suy dinh dưỡng hoặc chế độ ăn thiếu protein.
Chỉ số GGT tăng mạnh ở người nghiện rượu hoặc mắc bệnh gan mật
Đây là enzym nhạy với các tổn thương gan do rượu bia. Và chỉ số GGT thường tăng mạnh ở người nghiện rượu hoặc mắc bệnh gan mật. Là chỉ số quan trọng trong chẩn đoán viêm gan do độc tố hoặc tắc mật.
Creatinin phản ánh chức năng lọc cầu thận
Các chỉ số về creatinin phản ánh chức năng lọc cầu thận. Nếu tăng cao có thể do suy thận, tăng huyết áp, tiểu đường, nhiễm độc thận. Nếu quá thấp, cần nghĩ đến suy dinh dưỡng, phụ nữ mang thai hoặc mất khối lượng cơ nghiêm trọng.
Chỉ số axit uric thường được theo dõi để đánh giá nồng độ acid uric máu có trong cơ thể của người bệnh. Để đo chỉ số acid uric trong máu, người bệnh cần làm xét nghiệm định lượng acid uric.
Acid uric cao là dấu hiệu thường gặp ở bệnh gout, béo phì, nghiện rượu hoặc sử dụng thuốc lợi tiểu. Trong khi đó, chỉ số thấp có thể liên quan đến bệnh gan hoặc rối loạn enzyme di truyền.
Xét nghiệm xác định có thai sớm dựa trên hormone hCG tiết ra bởi nhau thai.
Đây là xét nghiệm xác định có thai sớm dựa trên hormone hCG tiết ra bởi nhau thai.
Chỉ số thấp gợi ý thiếu máu, chảy máu mạn; chỉ số cao cảnh báo mất nước, bệnh phổi hoặc rối loạn tăng sinh tủy.
Bạch cầu là đội quân miễn dịch – thay đổi theo phản ứng của cơ thể với nhiễm trùng, viêm, ung thư.
Tiểu cầu quá thấp có thể gây chảy máu khó cầm, trong khi quá cao làm tăng nguy cơ đông máu và nhồi máu cơ tim.
Dù chỉ là một mẫu máu nhỏ, nhưng thông tin thu được từ xét nghiệm lại có thể tiết lộ rất nhiều điều quan trọng về sức khỏe hiện tại và các nguy cơ tiềm ẩn trong tương lai. Nếu bạn cảm thấy choáng váng sau khi lấy máu, hãy báo ngay cho nhân viên y tế để được hỗ trợ kịp thời – đó là phản ứng tạm thời và thường không quá nghiêm trọng. Một vài vết bầm nhẹ ở vị trí lấy máu cũng là điều bình thường và sẽ nhanh chóng biến mất.
Ngoài ra kết quả xét nghiệm chỉ là một phần. Việc diễn giải cần có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa, kết hợp với triệu chứng lâm sàng và tiền sử bệnh lý để có kết luận chính xác.
Đừng để sự lo ngại khiến bạn trì hoãn việc theo dõi sức khỏe. Tại Invivo Lab, bạn sẽ được hỗ trợ tận tình bởi đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, quy trình chuẩn hóa và trang thiết bị tiên tiến, đảm bảo kết quả xét nghiệm nhanh chóng, chính xác và đáng tin cậy.
Xem thêm bài viết liên quan tại đây : Những sai lầm thường gặp khi chuẩn bị xét nghiệm máu và cách tránh chúng
Hãy để việc xét nghiệm định kỳ trở thành thói quen chăm sóc sức khỏe thông minh – vì bạn xứng đáng được sống khỏe mỗi ngày.
Trong guồng quay công việc hiện đại, việc ngồi làm việc hàng giờ liền trước màn hình máy tính đã trở thành một phần tất yếu trong đời sống công sở. Tuy nhiên, ít ai biết rằng thói quen tưởng như vô hại này lại có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu kéo dài và không có biện pháp cải thiện.
Stress, hay còn gọi là căng thẳng, đã trở thành một phần quen thuộc trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, ít người nhận ra rằng khi stress kéo dài không được kiểm soát, nó có thể để lại hậu quả nghiêm trọng đến cả thể chất lẫn tinh thần. Không đơn thuần chỉ là trạng thái mệt mỏi, mất ngủ hay lo lắng, stress chính là tác nhân tiềm ẩn dẫn đến hàng loạt bệnh lý nguy hiểm – từ tim mạch, dạ dày đến suy giảm miễn dịch và rối loạn nội tiết.