Tưởng chừng chỉ là bệnh “người lớn”, thực tế, vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) đang âm thầm tấn công cả trẻ nhỏ – ngay từ chính bàn ăn gia đình. Theo Bộ Y tế, trẻ em Việt Nam đang có tỉ lệ nhiễm vi khuẩn HP cao gấp bốn lần so với các nước phát triển. Bài viết này sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ: Trẻ em có thể nhiễm HP từ người thân như thế nào, các dấu hiệu cảnh báo sớm và khi nào cần xét nghiệm, điều trị kịp thời.
Helicobacter pylori (HP) là một loại vi khuẩn sinh sống trong lớp nhầy của niêm mạc dạ dày. Đây là tác nhân hàng đầu gây viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng, thậm chí có liên quan đến nguy cơ ung thư dạ dày nếu không được kiểm soát
Nhiễm khuẩn HP là căn bệnh do loại vi khuẩn sinh sống trong lớp nhầy của niêm mạc dạ dày gây viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng, thậm chí là nguy cơ ung thư dạ dày
Ở người lớn, tỷ lệ nhiễm khuẩn HP đã cao, nhưng đáng chú ý hơn là ngày càng nhiều ca nhiễm được phát hiện ở trẻ em, đặc biệt là trong độ tuổi từ 5–12 tuổi. Theo WHO, hơn 50% dân số thế giới có thể đang mang vi khuẩn HP mà không biểu hiện triệu chứng.
>>> Xem thêm bài viết liên quan tại đây : Bạn có biết bệnh tiêu hóa là một trong những bệnh phổ biến của người Việt
Trẻ em có thể bị lây nhiễm khuẩn HP từ người thân trong nhà?
Câu trả lời là có. Cách lây truyền chủ yếu của vi khuẩn HP bao gồm:
Nhiễm khuẩn HP có thể bắt nguồn từ những thói quen sinh hoạt tưởng như vô hại trong gia đình
Một số thói quen sinh hoạt tưởng như vô hại trong gia đình như cha mẹ nhai thức ăn cho con, dùng đũa gắp thức ăn đưa vào miệng trẻ… lại chính là “cầu nối” cho HP lây lan. Điều đáng nói là nhiều người lớn mang vi khuẩn HP nhưng không có triệu chứng rõ ràng nên không biết mình đang là nguồn lây cho con. Và theo nghiên cứu, trẻ nhỏ dưới 10 tuổi là nhóm dễ nhiễm HP nhất. Vì hệ miễn dịch của trẻ nhỏ vốn chưa hoàn thiện cũng khiến cơ thể khó chống lại vi khuẩn này nếu bị phơi nhiễm.
Ở trẻ em, các triệu chứng của nhiễm HP thường không điển hình, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề tiêu hóa khác như rối loạn tiêu hóa chức năng hay ăn uống kém. Tuy nhiên, ba mẹ có thể lưu ý một số dấu hiệu sau:
Trẻ bị nhiễm khuẩn HP thường sẽ có biểu hiện đau bụng kéo dài
Khi nhiễm khuẩn HP trẻ cũng thường sẽ có triệu chứng không muốn ăn, ăn ít và sụt cân
Tuy nhiên, có những trẻ nhiễm HP nhưng hoàn toàn không biểu hiện triệu chứng nào. Vì vậy, nếu trong nhà có người lớn đang điều trị HP, cần chủ động kiểm tra cho trẻ.
Việc điều trị HP ở trẻ cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nhi tiêu hóa. Phác đồ điều trị thường bao gồm:
Việc điều trị kéo dài 10–14 ngày và cần tuân thủ nghiêm ngặt. Tái khám sau 4–6 tuần để đánh giá hiệu quả điều trị.
Để tránh nhiễm khuẩn HP, hãy thường xuyên đảm bảo vệ sinh ăn uống và hạn chế những thói quen tiếp xúc thân mật ở trẻ
Dù không phải mọi trẻ nhiễm khuẩn HP đều biểu hiện triệu chứng rõ ràng, nhưng việc chủ động tầm soát sớm vẫn là một bước đi khôn ngoan – đặc biệt trong các gia đình có tiền sử bệnh dạ dày hoặc có người đang điều trị HP. Xét nghiệm định kỳ, đơn giản như test hơi thở hoặc xét nghiệm phân, hoàn toàn không xâm lấn và có thể giúp phát hiện sớm vi khuẩn HP ngay cả khi chưa có biểu hiện rõ ràng.
Tại Invivo Lab, phụ huynh có thể lựa chọn các gói xét nghiệm tiêu hoá phù hợp với từng độ tuổi của trẻ, được thực hiện theo tiêu chuẩn an toàn sinh học, đảm bảo độ chính xác và nhanh chóng.
Đừng chờ đến khi con kêu đau mới hành động. Hãy xét nghiệm HP định kỳ – một bước nhỏ để bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh cho gia đình và trẻ ngay từ hôm nay.
>>>> Xem thêm bài viết liên quan tại đây : Lợi ích của xét nghiệm định kỳ: Điều bạn cần biết để bảo vệ sức khỏe