ADHD là gì? Vì sao cần nhận biết sớm?
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD – Attention Deficit Hyperactivity Disorder) là một rối loạn phát triển thần kinh thường bắt đầu từ thời thơ ấu và có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Trẻ mắc ADHD thường gặp khó khăn trong việc duy trì sự chú ý, kiểm soát hành vi và kiểm soát sự bốc đồng. Đây không phải là do lười biếng hay thiếu kỷ luật, mà là một rối loạn sinh học có liên quan đến sự phát triển của não bộ.
ADHD thường làm trẻ gặp khó khăn trong việc duy trì sự chú ý hay kiểm soát hành vi của mình
Một nghiên cứu quy mô lớn đăng trên tạp chí The Lancet Psychiatry (2018) cho thấy, ADHD ảnh hưởng tới 5 – 7% trẻ em trên toàn thế giới và khoảng 2.5% người lớn vẫn giữ triệu chứng ở mức lâm sàng. Nhờ vào khả năng chẩn đoán ngày càng chính xác, số ca phát hiện sớm đang có xu hướng tăng lên. Nếu không được phát hiện và can thiệp sớm, ADHD có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả học tập, kỹ năng xã hội và sức khỏe tinh thần của trẻ.
>>> Đọc thêm bài viết liên quan tại đây : Nụ cười của bé – món quà từ sàng lọc trước sinh
Các biểu hiện của ADHD thường xuất hiện từ sớm, đặc biệt rõ rệt trước tuổi 12. Tuy nhiên, dấu hiệu ở mỗi trẻ có thể khác nhau và chia thành 3 nhóm chính:
Biểu hiện thường thấy ở ADHD là trẻ dễ mất tập trung, khó duy trì sự chú ý
ADHD cũng thường khiến trẻ em luôn trong trạng thái tăng động, không yên
Bốc đồng cũng là một dạng biểu hiện của ADHD ở trẻ
Một số trẻ có thể biểu hiện nghiêng về một nhóm triệu chứng (chẳng hạn chủ yếu là thiếu tập trung hoặc chủ yếu là tăng động), trong khi những trẻ khác có thể gặp cả ba nhóm.
Theo khuyến nghị, phụ huynh nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa khi:
Các biện pháp chẩn đoán ADHD là kết hợp giữa đánh giá hành vi, phỏng vấn phụ huynh – giáo viên và đôi khi là các trắc nghiệm tâm lý
Chẩn đoán ADHD cần sự kết hợp giữa đánh giá hành vi, phỏng vấn phụ huynh – giáo viên và đôi khi là các trắc nghiệm tâm lý. Không có xét nghiệm máu hay chụp não nào có thể xác định ADHD.
>>> Đọc thêm bài viết liên quan tại đây :Bí quyết để cả gia đình sống khỏe?
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Hiện chưa có nguyên nhân chính xác gây ra ADHD, nhưng các yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ:
ADHD là một rối loạn mạn tính nhưng có thể kiểm soát tốt nếu được can thiệp sớm và đúng cách. Trẻ được chẩn đoán ADHD không có nghĩa là mất đi cơ hội phát triển bình thường, học tập tốt hay sống một cuộc sống chất lượng. Điều quan trọng là gia đình, nhà trường và chuyên gia y tế cần phối hợp để hỗ trợ trẻ.
Tùy vào mức độ và độ tuổi của trẻ, một số phương pháp can thiệp được áp dụng:
Trẻ ADHD rất cần môi trường sống và học tập đồng hành cùng các khó khăn của trẻ:
Trẻ ADHD nếu được sự hỗ trợ từ gia đình và nhà trường sẽ giúp phát huy tiềm năng và sống trọn vẹn hơn.
ADHD ở trẻ em không phải là điều gì quá đáng sợ nếu được phát hiện và can thiệp đúng lúc. Việc hiểu đúng, không gán mác tiêu cực cho trẻ, đồng thời có chiến lược hỗ trợ phù hợp sẽ giúp trẻ phát huy tiềm năng và sống trọn vẹn hơn.
Tưởng chừng chỉ là bệnh “người lớn”, thực tế, vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) đang âm thầm tấn công cả trẻ nhỏ – ngay từ chính bàn ăn gia đình. Theo Bộ Y tế, trẻ em Việt Nam đang có tỉ lệ nhiễm vi khuẩn HP cao gấp bốn lần so với các nước phát triển. Bài viết này sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ: Trẻ em có thể nhiễm HP từ người thân như thế nào, các dấu hiệu cảnh báo sớm và khi nào cần xét nghiệm, điều trị kịp thời.